Chuyển đến nội dung chính

Thái Bình: Vì sao Tập đoàn Hương Sen không thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?


Thứ Năm, 8/6/2017 06:38 GMT+7
(PLO) - Thông báo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ ra việc: “Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế đã thiếu trách nhiệm trong việc hướng dẫn Cục thuế tỉnh Thái Bình miễn giảm thuế cho Tập đoàn Hương Sen, không báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc Tập đoàn Hương Sen không thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ từ nhiều năm nay…”
Thái Bình: Vì sao Tập đoàn Hương Sen không thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?
Một góc nhà máy sản xuất bia của Tập đoàn Hương Sen

Tập đoàn Hương Sen không "tuân lệnh" Thủ tướng Chính phủ?
Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen (địa chỉ: số 18, đường Trần Thái Tông, phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) là một trong những doanh nghiệp lớn, hoạt động kinh doanh tại nhiều lĩnh vực như nước giải khát, bia rượu, dệt may, bao bì, bất động sản, nhà hàng, khách sạn và đầu tư các khu công nghiệp…
Từ năm 1981 đến năm 1988, Tập đoàn Hương Sen, tiền thân là Tổ hợp Dệt nhuộm cao cấp Tân Phương (tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), là đơn vị có công trong việc làm sống lại nghề dệt có từ thời nhà Trần và là cơ sở cho hàng trăm công ty dệt trong và ngoài tỉnh.
Thông báo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ
Từ năm 1988 đến năm 1991 thì đổi tên thành Xí nghiệp Dệt nhuộm Hưng Hà, trong thời kỳ này công ty đã thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Doanh nghiệp, là mô hình nhân rộng ra cho cả nước sau này. Từ năm 1991 đến năm 1998 thì đổi thành Công ty Dệt nhuộm in hoa Hương Sen, những sản phẩm dệt của công ty đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu đi khắp các châu lục. 
Từ năm 1998 đến năm 2009 đổi tên thành Công ty Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Hương Sen, ngoài loại hình kinh doanh dệt may, Công ty đã đầu tư 1 dây chuyên công nghệ hiện đại được nhập hoàn toàn từ CHLB Đức và các nước Châu Âu với thiết bị công nghệ tiên tiến và đồng bộ do các tập đoàn nổi tiếng thế giới chế tạo như: Krones, Steineccker, Huppman. Nhờ đầu tư quy mô và bài bản như vậy, Hương Sen sở hữu một trong những nhà máy hiện đại và đồng bộ nhất Đông Nam Á. 
Từ năm 2009 đến nay, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Sen hoạt động trong các lĩnh vực bia rượu, nước giải khát , bất động sản, dệt may, bao bì, kinh doanh nhà hàng khách sạn và đầu tư các khu công nghiệp…
Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hương Sen lớn mạnh là vậy, thế nhưng bên cạnh những việc mà Tập đoàn này hoạt động, kinh doanh “hoành tráng” thì cũng không tránh khỏi những “lùm xùm” trong dư luận. Nhiều luồng dư luận nghi vấn cho rằng, sự thành công của Tập đoàn này là do có sự "chắn che" của một số cơ quan, cán bộ tỉnh Thái Bình…?
Không những thế, dư luận lại càng bức xúc và không thể hiểu Tập đoàn này “lớn mạnh” đến mức nào mà dám “chống” cả lệnh chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, theo thông báo số 396/TB – TTCP ngày 28/02/2017 của Thanh tra Chính phủ về kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách nhà nước đối với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và Cục thuế thành phố Hà Nội.
Trong đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ ra việc Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế đã chậm trễ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các Cục thuế trong công tác quản lý nợ, hoàn thuế dẫn đến nợ đọng thuế ngày càng tăng, một số Cục thuế có những vi phạm trong quy định quản lý thuế.
Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế đã thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn Cục thuế tỉnh Thái Bình miễn giảm thuế cho Tập đoàn Hương Sen, không báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc Tập đoàn Hương Sen không thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5594/VPCP – KTTH ngày 10/08/2010 để có xử lý thích hợp. 
Sự né tránh khó hiểu của các cơ quan chức năng?
Trước những sự việc này, nhằm có câu trả lời thích đáng trước những thắc mắc của dư luận, ngày 12/04/2017, phóng viên Báo PLVN đã liên hệ làm việc với UBND tỉnh Thái Bình, Cục thuế tỉnh Thái Bình và Công ty cổ phần tập đoàn Hương Sen.
Ông Vũ Đức Quý - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính Cục thuế tỉnh Thái Bình tiếp nhận nội dung làm việc của Báo PLVN nhưng gần 2 tháng "bặt vô âm tín".
Tuy nhiên, khi phóng viên liên hệ, đặt lịch làm việc với Cục thuế tỉnh Thái Bình thì ông Trần Văn Tùng – Cục trưởng Cục thuế tỉnh Thái Bình trả lời qua điện thoại với phóng viên: “Tôi bị ngã vỡ bánh chè nên đang phải nghỉ ở nhà, khi nào khỏi đi ra làm việc ở cơ quan thì tôi sẽ trả lời. Việc này chỉ có tôi trả lời chứ không thể ủy quyền cho ai được…”. Thấy vậy, phóng viên đã đặt lại nội dung làm việc và số điện thoại để chờ ông Tùng khỏi chân rồi trả lời.
Chiều cùng ngày, phóng viên đến liên hệ làm việc tại Công ty cổ phần tập đoàn Hương Sen để ghi nhận, lắng nghe những giải thích của Công ty này nhằm có những phản ánh khách quan. Thế nhưng, khi liên hệ làm việc tại công ty này, bộ phận lễ tân tiếp nhận của Công ty yêu cầu phóng viên để lại giấy tờ và nội dung làm việc, sau đó sẽ có người liên hệ lại.
Nhân viên của Tập đoàn Hương Sen tiếp nhận nội dung làm việc của Báo PLVN nhưng sau đó không thấy liên hệ lại. 
Tuy nhiên, qua nhiều ngày sau, không nhận được phản hồi gì từ các đơn vị này, phóng viên Báo PLVN liên hệ lại để làm việc với Cục thuế tỉnh Thái Bình, Công ty cổ phần tập đoàn Hương Sen để đề nghị làm việc nhưng chỉ nhận được câu trả lời ậm ờ qua điện thoại: “Anh cứ yên tâm, chúng tôi đã chuyển nội dung của anh lên lãnh đạo rồi, sẽ có người liên hệ làm việc với anh…”
Cho đến nay là gần 2 tháng trời, mặc dù phóng viên Báo PLVN liên hệ làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình, Cục thuế tỉnh Thái Bình, Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen để làm rõ về những sự việc trên. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy có trả lời hay có phản hồi gì từ các cơ quan này.
Để việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách nhà nước được nghiêm túc, đầy đủ. Báo PLVN đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình, Cục thuế tỉnh Thái Bình, Tập đoàn Hương Sen phối hợp với Báo PLVN để có thông tin rõ ràng, chính xác.
Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin, phản ánh./.
Tố Vân

Nguồn:   http://baophapluat.vn/hoi-am-don-thu/thai-binh-vi-sao-tap-doan-huong-sen-khong-thuc-hien-chi-dao-cua-thu-tuong-chinh-phu-338543.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bất chấp pháp luật, Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt đang đào tạo "chui" nhiều chuyên ngành?

(TĐO) - Mặc dù chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp của nhiều chuyên ngành, tuy nhiên, Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt vẫn ngang nhiên đào tạo và cấp chứng chỉ tại chuyên ngành đó, bất chấp các quy định của pháp luật. Quảng cáo "bánh vẽ"? Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt (Cơ sở 1: Số 1A Thái Phiên, phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; Cơ sở 2: Số 2, đường Đại Cồ Việt, TP Hà Nội) hiện đang đào tạo 6 chuyên nghành bao gồm: Chăm sóc da; Phun xăm thẩm mỹ; Trang điểm; Thiết kế và tạo mẫu tóc; Vẽ móng nghệ thuật; Setup & quản lý spa.  Theo thông tin quảng cáo trên website của đơn vị này, Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt đang được quảng cáo rầm rộ "là đơn vị tiên phong trong việc đào tạo liên kết hợp tác Việt – Hàn,… tự hào là đơn vị đào tạo thẩm mỹ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cấp chứng chỉ Quốc Tế..., Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt liên kết hợp tác đào tạo với Học viện SBS Broadcasting Academy Beauty School – Học viện đào...

Trung tâm đào tạo nghề HandViet: Đào tạo chui với học phí cắt cổ

HOANHAP.VN  - Trung tâm đào tạo nghề HandViet dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở một số ngành nhưng vẫn liên tục tuyển sinh với mức học phí cắt cổ. Phòng đào tạo nghề của Sở LĐTB&XH Hà Nội cho biết, Công ty CP đào tạo và dạy nghề HandViet mới chỉ được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với ngành “Chăm sóc da, Kỹ thuật trang điểm, Kỹ thuật làm móng”. Nhưng trên thực tế, HandViet không chỉ đào tạo 3 chuyên ngành được cấp phép Mà còn đào tạo các ngành nghề chưa được cấp phép như: Phun xăm phun thêu (5 khóa, học phí từ 10 – 20 triệu đồng); Khoá học về spa.  Đào tạo chui, nhưng học viên phải trả một mức học phí "cắt cổ" Dù  chưa được cơ quan quản lý nhà nước cấp chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp  mã ngành đào tạo spa và phun xăm, phun thuê, nhưng công ty cổ phần đào tạo nghề HandViet vẫn ngang nhiên đào tạo “chui”....

Bài 2 - Vụ trả lãi "ngầm" bất nhất tại HDBank: Khách hàng “sơ sẩy” là bị thiệt!

Liệu khách hàng tin tưởng khẩu hiệu “Cam kết lợi ích cao nhất” của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) phản ứng thế nào khi biết mình lỡ gửi tiết kiệm vào phòng giao dịch trả thêm lãi suất “ngầm” thấp hơn, điều kiện thụ hưởng lãi suất “ngầm” ngặt nghèo hơn hẳn một số phòng giao dịch gần đó? Cộng lãi suất toàn hệ thống vì mất khách (?) Từ phản ánh của bạn đọc,  chúng tôi đã khảo sát nhiều phòng giao dịch (PGD) của HDBank tại một số quận của Hà Nội  và chứng kiến tình trạng tùy ý trả thêm lãi suất (LS) “ngầm”, định mức tiền gửi được trả thêm LS…, rất phổ biến! Khi nghe chúng tôi bày tỏ nhu cầu gửi tiết kiệm 500 triệu đồng, một nữ giao dịch viên (GDV) của PGD Tràng An (98B Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) tươi cười thông báo trưởng đơn vị của mình có thẩm quyền cộng thêm lãi suất các kỳ hạn ngắn đối với khách hàng mới, gửi nhiều tiền. Cô này cam kết chắc chắn sẽ trả thêm 0,4%/nămlãi suất cuối kỳ cho khách gửi 1 - 2 tháng (thành 5,4%), 0,3% nếu gửi 3 - 5 tháng (thàn...