Chuyển đến nội dung chính

Hà Nội: Chính quyền thờ ơ trước hàng loạt sai phạm ở các công trình xây dựng?

(CLXH) - Những vấn đề bất cập trong công tác an toàn lao động tại các công trình, dự án xây dựng nhà cao tầng là điều có thể thấy rõ. Thế nhưng, dư luận đặt câu hỏi tại sao vô số công trình sai phạm lại không có đơn vị quản lý hành chính nào can thiệp?
Việc xây dựng các công trình nhà cao tầng tại Thủ đô Hà Nội có thể coi là một điều đáng hoan nghênh, nhằm giảm tải áp lực về dân số, đất đai cho Hà Nội. Tuy nhiên, dường như công tác quản lý xây dựng trật tự đô thị tại Hà Nội còn quá nhiều bất cập. Vô số các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra khiến dư luận không khỏi hoài nghi về sự buông lỏng, thiếu quyết liệt, thậm chí là làm ngơ của chính quyền các cấp và cơ quan chức năng? Phải chăng vì muốn đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao dự án mà chủ đầu tư (CĐT) cũng như đơn vị thi công đang xem nhẹ các tiêu chuẩn cần thiết về ATLĐ và không tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về TTXD, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân xung quanh các dự án!?
Rất nhiều công ty là chủ thầu xây dựng có nhiều kinh nghiệm vẫn để xảy ra những vấn đề đáng tiếc về an toàn lao động và trật tự xây dựng như Công ty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (Công ty Hòa Bình), Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng đô thị UDIC…như đã nhắc ở bài viết trước.
Ông Bạch Quốc Việt – Trưởng phòng An toàn lao động. 
Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Bạch Quốc Việt – Trưởng phòng An toàn lao động (Sở LĐ,TB&XH Hà Nội), cho biết: “Đối với doanh nghiệp Hoà Bình, Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra hàng năm, đặc biệt là những tháng cao điểm về ATLĐ. Dự án Hải Đăng City (HD Mon City, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) do doanh nghiệp Hoà Bình làm tổng thầu xây dựng đã bộc lộ một số tồn tại như vấn đề không khai báo một số thiết bị chịu cường lực với Sở LĐ, TB&XH và thiếu biển cảnh báo, biển chỉ dẫn tại công trình; vi phạm an toàn điện; không có lối đi dành riêng cho công nhân trong công trường; công tác đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ đối với công nhân còn buông lỏng, trong đó sử dụng số lượng lớn nguồn lao động thời vụ ngắn hạn…”.
Cũng theo ông Việt, thời điểm kiểm tra năm 2016 tại dự án HD Mon City, Công ty Hoà Bình đang sử dụng 250 lao động thì mới huấn luyện công tác ATVSLĐ đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm trên công trường, còn đội ngũ hợp đồng thời vụ ngắn hạn khoảng 220 người chưa được huấn luyện công tác ATVSLĐ và mới chỉ dừng lại ở mức độ phổ biến…”.
Thực tế, không chỉ vấn đề mất an toàn lao động, công tác tập huấn, hướng dẫn sơ cứu của nhà thầu đối với công nhân còn có nhiều bất cập.
BS Nguyễn Thị Hiền – Trung tâm Y tế Dự phòng (Sở Y tế Hà Nội).
Trao đổi với báo chí, BS Nguyễn Thị Hiền – Trung tâm Y tế Dự phòng (Sở Y tế Hà Nội) thông tin: “Qua công tác phối kết hợp kiểm tra công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp tại các công trình xây dựng cao tầng đóng trên địa bàn Thành phố, cho thấy công tác tập huấn, hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu đối với các nhà thầu còn hạn chế, trên thực tế thì các dự án không chủ động liên hệ với các đơn vị y tế để phối kết hợp tổ chức thực hiện tập huấn sơ cấp cứu ban đầu…”.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Ngọc, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, thông tư 27/2013 của Bộ LĐTB&XH và Luật an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 đã ghi rõ, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm ATVSLĐ. Điều 227 – BLHS cũng quy định: Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Nguồn: http://conglyxahoi.net.vn/doanh-nhan-doanh-nghiep/ha-noi-chinh-quyen-tho-o-truoc-hang-loat-sai-pham-o-cac-cong-trinh-xay-dung-3334.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bất chấp pháp luật, Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt đang đào tạo "chui" nhiều chuyên ngành?

(TĐO) - Mặc dù chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp của nhiều chuyên ngành, tuy nhiên, Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt vẫn ngang nhiên đào tạo và cấp chứng chỉ tại chuyên ngành đó, bất chấp các quy định của pháp luật. Quảng cáo "bánh vẽ"? Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt (Cơ sở 1: Số 1A Thái Phiên, phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; Cơ sở 2: Số 2, đường Đại Cồ Việt, TP Hà Nội) hiện đang đào tạo 6 chuyên nghành bao gồm: Chăm sóc da; Phun xăm thẩm mỹ; Trang điểm; Thiết kế và tạo mẫu tóc; Vẽ móng nghệ thuật; Setup & quản lý spa.  Theo thông tin quảng cáo trên website của đơn vị này, Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt đang được quảng cáo rầm rộ "là đơn vị tiên phong trong việc đào tạo liên kết hợp tác Việt – Hàn,… tự hào là đơn vị đào tạo thẩm mỹ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cấp chứng chỉ Quốc Tế..., Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt liên kết hợp tác đào tạo với Học viện SBS Broadcasting Academy Beauty School – Học viện đào...

Trung tâm đào tạo nghề HandViet: Đào tạo chui với học phí cắt cổ

HOANHAP.VN  - Trung tâm đào tạo nghề HandViet dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở một số ngành nhưng vẫn liên tục tuyển sinh với mức học phí cắt cổ. Phòng đào tạo nghề của Sở LĐTB&XH Hà Nội cho biết, Công ty CP đào tạo và dạy nghề HandViet mới chỉ được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với ngành “Chăm sóc da, Kỹ thuật trang điểm, Kỹ thuật làm móng”. Nhưng trên thực tế, HandViet không chỉ đào tạo 3 chuyên ngành được cấp phép Mà còn đào tạo các ngành nghề chưa được cấp phép như: Phun xăm phun thêu (5 khóa, học phí từ 10 – 20 triệu đồng); Khoá học về spa.  Đào tạo chui, nhưng học viên phải trả một mức học phí "cắt cổ" Dù  chưa được cơ quan quản lý nhà nước cấp chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp  mã ngành đào tạo spa và phun xăm, phun thuê, nhưng công ty cổ phần đào tạo nghề HandViet vẫn ngang nhiên đào tạo “chui”....

Bài 2 - Vụ trả lãi "ngầm" bất nhất tại HDBank: Khách hàng “sơ sẩy” là bị thiệt!

Liệu khách hàng tin tưởng khẩu hiệu “Cam kết lợi ích cao nhất” của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) phản ứng thế nào khi biết mình lỡ gửi tiết kiệm vào phòng giao dịch trả thêm lãi suất “ngầm” thấp hơn, điều kiện thụ hưởng lãi suất “ngầm” ngặt nghèo hơn hẳn một số phòng giao dịch gần đó? Cộng lãi suất toàn hệ thống vì mất khách (?) Từ phản ánh của bạn đọc,  chúng tôi đã khảo sát nhiều phòng giao dịch (PGD) của HDBank tại một số quận của Hà Nội  và chứng kiến tình trạng tùy ý trả thêm lãi suất (LS) “ngầm”, định mức tiền gửi được trả thêm LS…, rất phổ biến! Khi nghe chúng tôi bày tỏ nhu cầu gửi tiết kiệm 500 triệu đồng, một nữ giao dịch viên (GDV) của PGD Tràng An (98B Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) tươi cười thông báo trưởng đơn vị của mình có thẩm quyền cộng thêm lãi suất các kỳ hạn ngắn đối với khách hàng mới, gửi nhiều tiền. Cô này cam kết chắc chắn sẽ trả thêm 0,4%/nămlãi suất cuối kỳ cho khách gửi 1 - 2 tháng (thành 5,4%), 0,3% nếu gửi 3 - 5 tháng (thàn...