Chuyển đến nội dung chính

Hà Nội “bế tắc” trước thực trạng mất ATLĐ ở các dự án xây dựng.


CLXH) - Mất an toàn lao động, vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, và những hành vi lừa đảo khách hàng khi mua bán nhà tại các dự án xây dựng nhà cao tầng tại Hà Nội hiện nay được coi là vấn đề tiêu cực khá phổ biến.
Tình trạng mất an toàn lao động (ATLĐ), vi phạm các quy định về trật tự xây dựng (TTXD), Luật Xây dựng, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình, tính mạng người lao động và gây tâm lí hoang mang cho người dân không còn là câu chuyện mới. Thế nhưng, tình trạng này diễn ra không chỉ ở các công trình xây dựng nhà dân dụng mà còn ở các dự án chung cư, nhà cao tầng, do các chủ đầu tư và nhà thầu thi công lâu năm, có uy tín trong lĩnh vực xây dựng gây ra.
Những vụ tai nạn lao động và sai phạm về TTXD thường xuyên xảy ra trên địa bàn Hà Nội, gây hậu quả nghiêm trọng thường đến từ những nhà thầu lâu năm như chung cư Gold Season nằm ở số 47 đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân do công ty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình làm Tổng thầu thi công. Dự án này đã từng vướng vào sự việc lùm xùm vì mở bán khi chưa hoàn thiện móng, thi công làm nứt trụ sở UBND phường Thanh Xuân Trung nằm ngay gần đó. Hoặc dự án chung cư Discovery Complex, 302 Cầu Giấy do Hòa Bình làm Tổng thầu thi công đã xảy ra sự cố khá nguy hiểm. Thanh sắt của cẩu tháp xây dựng từ tầng 40 bị tuột ra, rơi trúng vào một chiếc xe buýt đang lưu thông trên đường.

Phối cảnh dự án Imperia Garden (203 Nguyễn Huy Tưởng). Nguồn: Internet
Việc thi công thiếu an toàn, vi phạm thường xuyên các quy định về TTXD cho thấy CĐT, đơn vị thi công đang thiếu sự tôn trọng pháp luật, đặt lợi ích kinh doanh lên trên mà coi thường cam kết với người mua nhà. Ví dụ mới nhất có thể kể đến như dự án chung cư AZ Sky Định Công (khu đất CN1, KĐT Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) chưa hoàn thành công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng, nhưng CĐT dự án là công ty CP bất động sản AZ đã cho dân vào ở. Thậm chí, từ những sự cố gây chết người, báo chí đã phát hiện nhiều sai phạm, thi công thiếu an toàn tại Dự án Golden West (Lê Văn Thiêm), Dự án Five Star Garden (số 02 Kim Giang).
Trong rất nhiều đơn vị thi công thì công ty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình là nhà thầu có nhiều tai tiếng trong việc mất an toàn lao động, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Trường hợp ông Nguyễn Văn P. (sn 1986, quê ở Bắc Ninh) đã thiệt mạng tại dự án Imperia Garden (203 Nguyễn Huy Tưởng) vào đầu năm 2017, do Cty CP HBI làm chủ đầu tư và Cty CP XD & KD địa ốc Hoà Bình (có trụ sở chính tại Quận 3, TP Hồ Chí Minh) làm tổng thầu là một ví dụ đau lòng.
Dự án Gold Season, (47 Nguyễn Tuân) do Hòa Bình làm Tổng thầu xây dựng. 
Ông Nguyễn Văn P. là công nhân bê tông cốp pha tại dự án này, khi đang di chuyển dưới chân công trình (gần khu vực phía ngoài toà nhà 35 tầng, Block A, phía Đông công trình) thì bất ngờ bị một thanh thép hộp từ trên cao rơi xuống trúng đầu, dẫn đến tử vong. Điều đáng nói, trước khi xảy ra tai nạn, ông P chưa được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động theo quy định. Được biết, việc thực hiện quy định an toàn trong lao động tại dự án Imperia Garden (203 Nguyễn Huy Tưởng) hết sức lỏng lẻo: Nhiều công nhân không sử dụng đồ bảo hộ lao động hoặc sử dụng không đúng quy định, đặc biệt là người lao động làm việc trên công trường có độ cao.
Còn tại dự án khác là chung cư Gold Season, (47 Nguyễn Tuân) do Hòa Bình làm Tổng thầu xây dựng cũng gây ra nhiều bức xúc cho các hộ dân sinh sống xung quanh. Trong quá trình làm móng, nhiều người dân tại các ngõ lân cận đã phải chịu đựng bụi bặm, tiếng ồn hàng tháng trời do hoạt động thi công dự án này. Mặc dù CĐT dự án đã có động thái đền bù, khắc phục phần nào nhưng việc thi công do Hòa Bình thực hiện vẫn tiến hành bất chấp ngày đêm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của người dân.  Hơn nữa, việc thi công dự án này còn nứt trụ sở UBND phường Thanh Xuân Trung, gây hư hại công trình của nhà nước.
Hiện trường vụ sập giàn giáo ở dự án Eco Green Tower. Nguồn:  Internet
Tại dự án Eco Green Tower (số 1 Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt) do Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư (Nhà thầu chính là Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng đô thị UDIC) cũng xảy ra sự cố tai nạn xây dựng vào tháng 10/2016 khiến 2 người tử vong tại chỗ và 4 người khác bị thương. Ngoài ra, mặc dù hiện nay đã có cư dân vào ở, nhưng Eco Green Tower vẫn gặp rất nhiều những bức xúc từ phía người dân về chất lượng nhà ở và dịch vụ của chung cư này.
Theo báo cáo của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, từ đầu năm 2017 đến nay, đơn vị này đã kiểm tra và xử phạt 18 dự án có hành vi vi phạm trong lĩnh vực đảm bảo ATLĐ, VSMT và ban hành 18 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 260.000.000 đồng. Chỉ tính riêng tháng 03 và tháng 04/2017, trong tổng số 1.113 công trình được kiểm tra, Thanh tra Sở XDHN đã phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với 27 dự án vi phạm, tổng số tiền xử phạt là hơn 84 triệu đồng.

Các dự án xây dựng lớn ở Hà Nội luôn đứng trước thực trạng mất ATLĐ. Ảnh Internet
Ngoài ra, trong thời gian qua, Hà Nội có 24 dự án của 24 doanh nghiệp (gồm 7 doanh nghiệp nhà nước và 17 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) nằm trong danh sách đề nghị thanh tra của Bộ Tài chính trình lên Thủ tướng Chính phủ do dấu hiệu sử dụng đất trái quy định làm thất thoát ngân sách nhà nước.
Dường như, hầu hết các sai phạm ở các công trình dự án xây dựng đều có thể thấy rõ, nhưng không hiểu sao, chỉ đến khi người dân có đơn thư khiếu nại gửi lên các cơ quan báo chí, thì các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương mới vào cuộc.
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị có liên quan sớm hoàn thiện Dự thảo trình UBND Thành phố ban hành Quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, trong đó quy định rõ trách nhiệm, hình thức xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm, tránh đùn đẩy trách nhiệm. Như vậy, trước thực trạng mất ATLĐ đang diễn ra tại TP Hà Nội, câu hỏi đặt ra là, những người có trách nhiệm quản lý vấn đề này liệu có nhắm mắt làm ngơ ?.

Nguồn: http://conglyxahoi.net.vn/doanh-nhan-doanh-nghiep/ha-noi-be-tac-truoc-thuc-trang-mat-atld-o-cac-du-an-xay-dung-3333.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bất chấp pháp luật, Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt đang đào tạo "chui" nhiều chuyên ngành?

(TĐO) - Mặc dù chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp của nhiều chuyên ngành, tuy nhiên, Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt vẫn ngang nhiên đào tạo và cấp chứng chỉ tại chuyên ngành đó, bất chấp các quy định của pháp luật. Quảng cáo "bánh vẽ"? Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt (Cơ sở 1: Số 1A Thái Phiên, phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; Cơ sở 2: Số 2, đường Đại Cồ Việt, TP Hà Nội) hiện đang đào tạo 6 chuyên nghành bao gồm: Chăm sóc da; Phun xăm thẩm mỹ; Trang điểm; Thiết kế và tạo mẫu tóc; Vẽ móng nghệ thuật; Setup & quản lý spa.  Theo thông tin quảng cáo trên website của đơn vị này, Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt đang được quảng cáo rầm rộ "là đơn vị tiên phong trong việc đào tạo liên kết hợp tác Việt – Hàn,… tự hào là đơn vị đào tạo thẩm mỹ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cấp chứng chỉ Quốc Tế..., Học viện thẩm mỹ Bích Nguyệt liên kết hợp tác đào tạo với Học viện SBS Broadcasting Academy Beauty School – Học viện đào...

Trung tâm đào tạo nghề HandViet: Đào tạo chui với học phí cắt cổ

HOANHAP.VN  - Trung tâm đào tạo nghề HandViet dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở một số ngành nhưng vẫn liên tục tuyển sinh với mức học phí cắt cổ. Phòng đào tạo nghề của Sở LĐTB&XH Hà Nội cho biết, Công ty CP đào tạo và dạy nghề HandViet mới chỉ được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với ngành “Chăm sóc da, Kỹ thuật trang điểm, Kỹ thuật làm móng”. Nhưng trên thực tế, HandViet không chỉ đào tạo 3 chuyên ngành được cấp phép Mà còn đào tạo các ngành nghề chưa được cấp phép như: Phun xăm phun thêu (5 khóa, học phí từ 10 – 20 triệu đồng); Khoá học về spa.  Đào tạo chui, nhưng học viên phải trả một mức học phí "cắt cổ" Dù  chưa được cơ quan quản lý nhà nước cấp chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp  mã ngành đào tạo spa và phun xăm, phun thuê, nhưng công ty cổ phần đào tạo nghề HandViet vẫn ngang nhiên đào tạo “chui”....

Bài 2 - Vụ trả lãi "ngầm" bất nhất tại HDBank: Khách hàng “sơ sẩy” là bị thiệt!

Liệu khách hàng tin tưởng khẩu hiệu “Cam kết lợi ích cao nhất” của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) phản ứng thế nào khi biết mình lỡ gửi tiết kiệm vào phòng giao dịch trả thêm lãi suất “ngầm” thấp hơn, điều kiện thụ hưởng lãi suất “ngầm” ngặt nghèo hơn hẳn một số phòng giao dịch gần đó? Cộng lãi suất toàn hệ thống vì mất khách (?) Từ phản ánh của bạn đọc,  chúng tôi đã khảo sát nhiều phòng giao dịch (PGD) của HDBank tại một số quận của Hà Nội  và chứng kiến tình trạng tùy ý trả thêm lãi suất (LS) “ngầm”, định mức tiền gửi được trả thêm LS…, rất phổ biến! Khi nghe chúng tôi bày tỏ nhu cầu gửi tiết kiệm 500 triệu đồng, một nữ giao dịch viên (GDV) của PGD Tràng An (98B Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) tươi cười thông báo trưởng đơn vị của mình có thẩm quyền cộng thêm lãi suất các kỳ hạn ngắn đối với khách hàng mới, gửi nhiều tiền. Cô này cam kết chắc chắn sẽ trả thêm 0,4%/nămlãi suất cuối kỳ cho khách gửi 1 - 2 tháng (thành 5,4%), 0,3% nếu gửi 3 - 5 tháng (thàn...